ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ SỎI TRONG GAN KÈM HẸP ĐƯỜNG MẬT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Tác giả: ĐỖ HẢI ĐĂNG, TRẦN ĐÌNH THƠ, NGUYỄN THỊ LAN, ĐỖ TUẤN ANH, NGUYỄN HẢI NAM

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tán sỏi bằng máy tán sỏi điện thủy lực điều trị sỏi mật có hẹp đường mật và các yếu tố tiên lượng sạch sỏi.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu, chọn mẫu thuận tiện trên 124 bệnh nhân sỏi mật kèm hẹp đường mật được mổ tán sỏi tại khoa Phẫu thuật gan mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2019. Kết quả: Vị trí hẹp hay gặp nhất là ống gan trái, chiếm 61,3%; đa số bệnh nhân hẹp ở 1 vị trí và ở mức độ nặng. Tỉ lệ sạch sỏi là 51,6%, tỉ lệ cắt gan do sỏi mật là 23,4%. Mức độ hẹp đường mật và phương pháp mổ là hai yếu tố tiên lượng nguy cơ sót sỏi của bệnh nhân sỏi mật có hẹp đường mật (p<0,05). Kết luận: Hẹp đường mật là một tình trạng bệnh lý phức tạp kèm theo bệnh lý sỏi mật. Vì vậy, cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị, giải thích về nguy cơ sót sỏi cao và ảnh hưởng của yếu tố này trong quá trình điều trị.

Từ khóa: Sỏi mật, hẹp đường mật, nội soi tán sỏi, điện thủy lực, yếu tố tiên lượng

Đầu trang In trang
Tải về